Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2021

Tìm hiểu về loài cáo

Thiên nhiên hoang dã có không ít loài thú mà chúng ta cần phải bảo vệ trước những nguy cơ tuyệt chủng của chúng. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con cáo để biết được tên cáo tiếng anh là gì và môi trường sống cũng như số lượng cáo sinh tồn hiện nay như thế nào nhé.Con cáo tên tiếng anh gọi là Fox, loài vậy này thuộc họ chó nhưng lại có kích thước khá nhỏ và mõm dài, mắt xếch, đuôi rậm và một cặp tai khá nhọn. Cáo phân bổ trên hầu hết các lục địa với rất nhiều loài. Phân loại cáo và thức ăn của cáo.Theo các cuộc thống kê của các nhà nghiên cứu về động vật thì hiện nay cáo có khoảng 27 loài cáo thuộc các chi sau: Alopex – Cáo Bắc cực. Cáo tuyết Bắc Cực (Vulpes lagopus), còn có tên cáo trắng, cáo tuyết hay cáo Bắc Cực, là một loài cáo nhỏ có nguồn gốc từ vùng Bắc Cực ở Bắc bán cầu và thường sống tại quần xã ở đài nguyên Bắc Cực. Loài cáo này thích nghi tốt với môi trường lạnh. Chúng sở hữu bộ lông dày có màu nâu vào mùa hạ và chuyển sang màu trắng vào mùa đông. Chiều dài cơ t...

Thế giới động vật: 8 sự thật đáng sợ về loài cá sấu không phải ai cũng biết

  Cá sấu là loài động vật có từ trước thời khủng long nhưng tồn tại cho tới tận ngày nay. Ảnh: AFP Cá sấu từng sống cùng thời với khủng long nhưng vẫn sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng, dưới đây là 8 sự thật đáng sợ về loài bò sát này.     1. Cá sấu là loài bò sát lớn nhất trên Trái đất Cá sấu là loài  động vật  xuất hiện trước thời kỳ khủng long. Mặc dù chúng có thể không to lớn bằng khủng long bạo chúa T-Rex, nhưng chúng vẫn tồn tại cho tới ngày nay, bất chấp sự kiện đại tuyệt chủng. Cá sấu nước mặn là loài bò sát sống dưới nước lớn nhất trên Trái đất. Nó có thể đạt chiều dài hơn 7m và trọng lượng hơn 1.000kg. 2. Nước mắt cá sấu là có thật Cá sấu tiết ra nước mắt khi chúng ăn thịt con mồi, nhưng không có nghĩa là chúng thực sự đang khóc. Nhà động vật học Kent Vliet đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra những giọt nước mắt ở cá sấu khi loài bò sát này rít lên và hít thở khi ăn. Không khí bị ép qua xoang đẩy nước mắt trong tuyến lệ của cá sấ...

Bảo vệ các loài chim hoang dã trước nguy cơ bị tận diệt

  Thời điểm này đang là mùa chim di cư, cũng là thời điểm gia tăng các hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ chim hoang dã, dẫn đến nguy cơ tận diệt các loài chim quý, hiếm. Nhiều nơi, người dân không ý thức được hành động đó là vi phạm pháp luật và đe dọa môi trường sống của con người. Chim hoang dã bị bày bán công khai trên quốc lộ 62 đoạn qua tỉnh Long An. Ảnh: NGUYỄN HOÀI BẢO Nhiều năm nay, gia đình anh Tuấn ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình coi việc bẫy bắt chim tự nhiên là một nghề kiếm sống. Đồ nghề bẫy chim là lưới giăng, que nhựa, keo bẫy chim, bộ loa máy phát tín hiệu tiếng chim và hình nộm. Không chỉ bẫy bắt, anh Tuấn còn mua chim từ những người đi săn rồi bán lại cho các nhà hàng, đại lý. "Hành nghề" đã lâu nhưng anh Tuấn và các thành viên trong gia đình đều không ý thức được việc bẫy bắt chim tự nhiên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Cũng không có lực lượng chức năng nào đến nhắc nhở anh hay xử phạt vi phạm đó. Không chỉ gia đình anh Tuấn mà hầu hết người dân đị...

10 điều kì thú về loài rắn bạn nên biết

  Theo National Geographic, trên hành tinh trái đất của chúng ta có hơn 3.000  loài rắn , chúng hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong mắt nhiều người, rắn là một loài vật nguy hiểm và đáng sợ, tuy nhiên, có 10 bí mật thú vị và hữu ích về loài vật này chắc chắn bạn nên biết. 1. Nơi nào trên trái đất không có rắn Rắn hiện diện ở khắp nơi trên trái đất, ngoại trừ  Nam Cực , Ireland, Greenland và New Zealand. Đó là những nơi con người chưa từng tìm thấy bất kì con rắn nào. 2. Tổ tiên loài rắn Rắn không có chân, nhưng trước đó, chúng được tiến hóa từ một loài bò sát bốn chân. Nếu quan sát những con trăn lớn, bạn sẽ thấy chúng có dấu vết của chân sau còn sót lại sau hàng triệu năm tiến hóa. 3. Có phải tất cả rắn đều có độc? Có hơn 3.000 loài rắn, nhưng chỉ 725 loài trong số đó mang nọc độc. Chưa phải là tất cả, chỉ 250 loài rắn có nọc độc đủ mạnh để giết chết một người trưởng thành chỉ sau một vết cắn. Nếu bạn chặt đầu một con rắn độc, hãy cẩn thận, cái đầu đó vẫn có khả năng giải ph...

Đắk Nông: Cụ bà 75 tuổi đối diện với mức án 15 năm tù vì nuôi nhốt kỳ đà quý hiếm

Sáng ngày 30/10, ông Lục Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho biết, đơn vị vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Đoàn Thị Liên (sinh năm 1946), trú tại thôn 7 xã Đắk D’rông, về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm". Lực lượng chức năng thu giữ tang vật. (Ảnh do Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cư Jút cung cấp) Theo cáo trạng, khoảng 8h ngày 31/12/2020, trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Đoàn Thị Liên gặp một người đàn ông không rõ lai lịch đi bán 17 cá thể kỳ đà. Do có ý định mua kỳ đà để phóng sinh, nên bà Liên thỏa thuận mua 5 con kỳ đà với giá 2.500.000 đồng. Sau khi bán 5 con kỳ đà, người đàn ông lạ mặt gửi 12 con còn lại cho bà Liên để chiều quay lại lấy, nhưng sau đó không quay lại nữa. Sáng 5/1/2021, Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khu vực chăn nuôi phía sau nhà anh Quyết (con trai bà Liên) phát hiện và lập biên bản về hành vi nuôi, nhốt 17 cá thể kỳ đà vân, tổng ...

Tái thả 70 con cầy vòi mốc về tự nhiên

  Đàn cầy vòi mốc được Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW) thả trở lại môi trường tự nhiên sau hơn 7 tháng chăm sóc. Số động vật được tái thả này nằm trong 100 cá thể cầy vòi mốc được Vườn Quốc gia Cúc Phương và SVW tiếp nhận từ Công an tỉnh Bắc Giang hồi tháng 4/2021. Số động vật này có nguồn gốc từ nhân nuôi để phục vụ nhu cầu làm thực phẩm, đã chuyển từ vùng biên giới phía Bắc xuống tiêu thụ và bị bắt ở Bắc Giang. Hiện chưa rõ nguồn gốc chi tiết điểm nhân nuôi các cá thể này. Ông Trần Văn Trường, Trưởng nhóm cứu hộ và chăm sóc động vật hoang dã (ĐVHD) tại SVW cho biết, số cầy vòi mốc được tiếp nhận và chăm sóc hơn 7 tháng phục hồi sức khỏe, tập dượt leo trèo, phát hiện thức ăn để trở lại môi trường tự nhiên. Trong số 100 con được tiếp nhận, 10 con đã chết không rõ nguyên nhân, 70 con đủ điều kiện sống trong môi trường tự nhiên được tái thả. Trong đó, 32 con thả hôm 30/11, 30 con thả hôm 23/11. Dự kiến trong tuần sau, SVW sẽ tiếp tục tái thả tám con. © Được Vn...