Sự Thật Về Hai Loài Động Vật Máu Lạnh Đang Nguy Cơ Tuyệt Chủng Cao Trong Tự Nhiên | Kỳ Đà Hoa | Kỳ đà Vân | Sách đỏ Việt Nam
Kỳ
đà là một chi thằn lằn nằm trong họ Kỳ đà, đôi khi còn được gọi sai là cự đà, một
loài bò sát Họ Cự đà.
Đây
là nhóm khá đa dạng với 77 loài phân bố ở châu Phi, châu Á và phong phú nhất là
ở Úc với 31 loài. Varanus bao gồm các loài lớn như kỳ đà khổng lồ trên sa mạc ở
Úc (Varanus giganteus), cơ thể dài hơn 2m, và rồng Komodo dài hơn 3m và nặng
hơn 80 kg.
Kỳ đà là loài bò sát lớn. Toàn thân phủ một lớp
vảy. Chúng có cổ dài, đuôi và bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Hình hình dáng
bên ngoài trông giống như con thằn lằn nhưng to và dài hơn, có thể dài đến 2,5 đến
3m, nặng khoảng 10kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm, thân hình trông nặng nề.
Chúng
thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu. Kỳ đà thường sống ở những
vùng rừng rú gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù lao, các khu rừng ẩm
thấp của miền nhiệt đới.
Phần
lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Cũng có con đào hang hoặc chiếm dụng
hang của các loài khác để làm tổ, Kỳ đà thích tối nên nó hay rúc sâu vào bên
trong hang hốc. Kỳ đà cũng có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường.
Trong tự nhiên chúng là loại ngụy trang rất giỏi, nếu nó đứng yên hoặc bám chặt
trên cây, ta rất khó phát hiện.
Chúng
là loài ăn thịt. Trong tự nhiên, kỳ đà thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, rắn,
lươn, cá, thằn lằn. Thỉnh thoảng, chúng còn vào các nhà ven rừng để tìm bắt gà,
vịt con.
Thức
ăn ưa thích của nó lại là xác động vật đã chết và bốc mùi. Kỳ đà rất thích ăn
trứng thối và cá đã ươn, đặc biệt giống với rắn hổ mang ở chỗ thích ăn cóc. Đôi
khi kỳ đà cũng táo tợn ăn trộm trứng của cá sấu.
Tập
tính của kỳ đà là hoạt động vào ban đêm. Còn ngày thì ngủ. Nó leo trèo cũng giỏi.
Dù có ngoại hình nặng nề nhưng khi rượt đuổi con mồi, nó chạy rất nhanh.
Giống
với nhiều loài bò sát khác, kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày. Tuy nhiên,
khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức
ăn.
Loài
này sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác, có thể lột da mỗi năm một
lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài
2,5m, nặng 7 đến 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi
năm một lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
Nhận xét
Đăng nhận xét