Các loài động vật, thực vật đặc hữu là một tình trạng trong sinh thái học khi một sinh vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một vị trí địa lý nhất định, ví dụ như một hòn đảo, quốc gia hoặc một khu vực nhất định khác, hoặc một dạng sinh cảnh nào đó; sinh vật là loài bản địa của một nơi nào đó thì không phải loài đặc hữu nếu như nó cũng xuất hiện ở nơi nào đó khác. Nghĩa ngược lại của đặc hữu là phân bố toàn cầu.
Số
9: Phân loài hút mật bụng vàng Đà lạt
Là
một loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Hút mật Tên khoa học
là Aethopyga gouldiae. Kích thước chim cỡ nhỏ với chiều dài khoảng 11 đến16cm.
Đặc điểm nhận dạng, Màu lông chủ đạo gồm vàng và đỏ. Đỉnh đầu màu xanh, họng
màu đỏ, bụng màu vàng tươi.
Đây là loài chim có phân loài trong đó
phân loài ở Đà lạt là phân loài đặc hữu của Việt Nam (Aethopyga gouldiae
annamensis). được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là rừng
lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao là rộng lá kim, thường phân bố trên độ
cao từ 1000 đến 2500m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, sống thường
theo cặp hoặc đàn nhỏ. Thức ăn chủ yếu là các loại mật hoa, nhện và một số loài
côn trùng khác. Ghép đôi và sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, tổ hình quả lê hoặc
hình bầu dục kích thước khoảng 14 đến17cm.
Phân
loài hút mật bụng vàng Đà lạt
Số
8: Lách tách gáy đen
Lách tách gáy đen là loài có kích thước
trung bình trong nhóm lách tách. Chim có đỉnh đầu đen đặc trưng với nhiều sọc
trắng đục, vạch trên lông mày rộng màu trắng, lông che tai đen, thân trên màu
nâu olive và thân dưới màu nâu nhạt. Chim trống và mái giống nhau.
Là
một loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Chuối tiêu - Pellorneidae. Tên
khoa học là Schoeniparus klossi. Kích thước chim cỡ nhỏ với chiều dài khoảng
12 đến 12,5cm. Đặc điểm nhận dạng, thông thường chim có phần lưng màu nâu vàng,
phía trên mắt có một sọc màu vàng cam, họng màu đen, phần ngực có các dải màu
đen trên nền màu vàng cam. Giọng hót dài, mỏng, chói tai. Đây là loài chim đặc
hữu của Việt Nam, được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là
rừng lá rộng thường xanh, các bìa rừng, rừng thứ sinh, và các rừng bị khai thác
trống. Phân bố ở đai độ cao từ 1500 đến 2100m so với mực nước biển. Là
loài chim định cư, nhút nhát, thường sống theo đàn, di chuyển nhanh trong các tầng
lá giữa và gần mặt đất. Thức ăn chủ yếu là các loại động vật không xương sống.
Cặp đôi và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu. Loài đã được liệt kê
trong sách đỏ IUCN.
Số
7: Khướu mỏ quặp mày trắng.
Loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Vireonidae. Tên khoa học là Pteruthius flaviscapis. Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 16 đến 17,5cm. Đặc điểm nhận dạng, phần dưới có lông màu trắng, hông có mầu nâu hạt dẻ, lưng màu xám bạc. Đầu có màu đen với một dải trằng lớn chạy từ mắt tới gáy. Đuôi màu đen. thông thường chim có phần lưng màu nâu vàng, phía trên mắt có một sọc màu vàng cam, họng màu đen, phần ngực có các dải màu đen trên nền màu vàng cam. Giọng hót lớn vang với nhịp điệu vui vẻ. Loài này có 4 phân loài trong đó phân loài ở Đà lạt là phân loài đặc hữu của Việt Nam (Dalat Shrike Babbler – Pteruthius annamensis). được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao là rộng lá kim, thường phân bố trên độ cao từ 700 đến 2.500m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn nhỏ. Thức ăn và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu.
Số
6: Sẻ thông họng vàng
Sẻ thông họng vàng là loài chim đặc hữu
của Việt Nam và chỉ phân bố ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lâm Đồng, với danh pháp
khoa học Chloris monguilloti. Sẻ thông họng vàng có kích thước cơ thể trung
bình 13,5 đến 14 cm, về tổng quan chung, chúng là loài chim sẻ đầu đen với mỏ
hình nón lớn, cánh màu vàng và đuôi có khía. Có sự khác nhau về đặc điểm hình
thái của cá thể trống và mái.
Đối với chim trống, phần đầu hầu như
phủ lớp lông màu đen. Phần trên cơ thể được phủ lớp lông màu đen với chút màu
ô-liu với lớp lông quanh cổ màu vàng. Lớp lông ở cánh phần lớn là màu đen với
chóp cánh lông có màu vàng. Ở phần cánh sơ cấp và thứ cấp có mảng màu vàng
sáng. Trên đuôi lông có màu xanh ô-liu và bên dưới đuôi có màu vàng sáng. Bên
dưới cơ thể lông màu vàng, cổ họng có màu vàng, ngực và hai bên sườn có nhiều sọc
đen ô-liu nhạt.
Đối với chim mái, kích thước sẽ nhỏ hơn sơ với con đực, màu lông sẽ có chút sáng hơn. Phần lông ở gáy và lưng màu đen ô-liu kèm với những sọc màu đen nhạt. Lớp lông ở cánh và dưới đuôi màu vàng ít hơn. Phần bên dưới cơ thể dày có nhiều các điểm, sọc màu đen ô-liu chủ yếu ở ngực, bụng và hai bên sườn. Đặt biệt, vòng mắt ở con cái có phần sáng hơn.
Sẻ thông họng vàng sống chủ yếu ở rừng
thông và trảng cây bụi. Phân bố ở độ cao lên đến 2000m. Thường chỉ gặp trong
các vùng rừng thông thưa thớt và khu vực trồng trọt của các khu dân cư sinh sống
xung quanh đó.
Sống theo bầy nhỏ, đôi khi lại hợp
hành bầy lớn lên đến 20 cá thể. Kiếm ăn chủ yếu ở tầng cao của tán rừng và thức
ăn chủ yếu là hạt thông và côn trùng. Sẻ thông họng vàng còn được biết đến là
loài chỉ thị cho sinh cảnh rừng thông.
Sẻ thông họng vàng có tiếng hót rất
hay, những âm thanh này sẽ từ từ to dần và kéo dài. Đối với tiếng nhằm để gọi bầy
đàn thì âm điệu sẽ có phần nhẹ nhàng hơn.
Sẻ thông họng vàng đã được liệt kê trong
Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế Giới IUCN được xếp phân hạng NT- Sắp
nguy cấp. Chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do mất
môi trường sống, mà nguyên nhân cơ bản là do những tác động tiêu cực của con
người. Vì thế, nếu các khu rừng thông tiếp tục không được chú trọng bảo vệ thì
nguy cơ tuyệt chủng loài này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Số
5: Khướu hông đỏ Việt Nam.
Hiện nay, có hai loài Khướu hông đỏ
đang phân bố tại Việt Nam đó là Khướu hông đỏ Việt Nam, Vietnamese Cutia và Khướu
hông đỏ Himalaya, Himalaya Cutia. Đối với loài Khướu hông đỏ Himalaya, chúng
phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc Fanxipan và dọc theo dãy Himalaya.
Khướu hông đỏ Việt Nam phân bố chủ yếu
vùng cao nguyên Đà Lạt và là loài đặc hữu tại đây. Khướu hông đỏ Việt Nam có
danh pháp khoa học là Cutia legalleni, với đặc điểm hình thái rất nổi bật
sẽ rất dễ nhận biết được chúng khi bắt gặp.
Kích thước cơ thể trung bình 17,5 đến
19,5cm. Đối với chim trống sẽ có lớp lông đỉnh đầu và phần gáy có màu xám cát
tương phản rõ rệt với viền mắt kéo dài đến hai bên gáy có màu đen. Phần lớp
lông phủ phía trên lưng và đuôi có màu nâu sáng hạt dẻ. Đuôi có màu đen với viền
trắng ở chóp đuôi. Lớp lông trên cánh phần lớn là màu đen và có một mảng lớn
màu xám xanh nhạt. Lớp lông ở hai bên vai có màu xám nhạt. Phần bên dưới cơ thể
chủ yếu màu trắng với những viền sọc ngang màu đen đứt khúc.
Đối với chim mái ở loài Khướu hông đỏ
Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt về màu sắc. Chim mái thường sẽ có lớp lông ở phần
đỉnh đầu và viền mắt màu nâu của socola. Lớp lông phủ phía trên và lưng có màu
xám nâu với các sọc đen lớn tương phản rõ rệt.
Loài chim đặc hữu này phân bố chủ yếu ở
sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao lá rộng – lá kim với độ cao
1200 đến 2100m. Chúng thường sẽ được bắt gặp tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà,
núi Langbiang và phân khu chim tại hồ Tuyền Lâm, và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
(Đăk Lắk).
Khướu hông đỏ Việt Nam thường sẽ theo
bầy nhỏ từ 4 đến 6 cá thể, đôi khi bắt gặp kiếm ăn theo bầy với các loài chim
khác. Khướu hông đỏ Việt Nam kiếm ăn chủ yếu ở tầng giữa và tầng cao của tán rừng.
Thức ăn chủ yếu bao gồm các loài côn trùng, hạt hay quả mọng.
Với vẻ ngoài đặc sắc, loài chim này
còn có giọng hót rất hay và âm thanh phát ra được lặp đi lặp lại từ 3 đến 6
giây. Mặt khác, chúng còn tiếng kêu mang tính gọi bầy và báo động thường sẽ có
âm thanh chói tai.
Khướu hông đỏ Việt Nam được xếp hạng NT
- Sắp nguy cấp trong cả Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Số
4. Khướu mỏ dài - Indochinese Wren Babbler
Là
loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học: Napothera
danjoui. Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 22 đến 24cm. Đặc điểm
nhận dạng Mỏ dài, cong màu xám lẫn xanh vàng; họng, ngực trên và bụng trắng;
ngực nâu hung với vạch và điểm màu hung vàng; hai bên cổ nâu hung; trên lưng có
một vài vạch. Mỏ xám sừng. Chân màu nâu hồng.
Là loài chim đặc hữu của Việt Nam
không phổ biến tại vùng phân bố. Sinh cảnh sống: Dưới tán rừng thường xanh
nguyên sinh và thứ sinh, nơi có nhiều tre, nứa, đặc biệt là nơi có nhiều đá. Đã
được liệt kê trong Sách đỏ Việt nam và Sách đỏ thế giới phân hạng NT - Sắp
nguy cấp.
Khướu
mỏ dài - Indochinese Wren Babbler
Số
3: Khướu ngực hồng
Khướu ngực hồng danh pháp khoa học là
Garrulax annamensis, có kích thước cơ thể trung bình 24 đến 25 cm, là một trong
những loài khướu có lông phủ phía trên cơ thể từ đầu đến đuôi màu nâu ô-liu.
Lông ở cổ họng có màu đen nhạt. Lớp phủ lông ở phần dưới cơ thể và vai có màu
nâu cam, với nhiều những sọc đen rộng ở ngực tương phản rõ rệt với màu cam nâu.
Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng
thường xanh, các bìa rừng, rừng thứ sinh, và các rừng bị khai thác trống. Phân
bố ở độ cao 900 đến 1500m. Chúng là loài chim định cư, sinh sống thường theo cặp
hoặc đàn từ 3 đến 5 cá thể. Khướu ngực hồng thường kiếm ăn ở tầng thấp của tán
rừng và trên mặt đất. Thức ăn chính của chúng thường sẽ là côn trùng, hạt và quả
mọng. Bên cạnh đó, chúng là loài chim nhút nhát, thường sẽ ẩn nấp trong cây bụi
và có tính bảo vệ lãnh thổ cao.
Khướu ngực hồng đã được liệt trong
Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới
IUCN được xếp phân hạng LC- Ít quan tâm. Hiện nay, môi trường sống đang bị
con người khai thác một cách triệt để, chính vì thế nguy cơ loài Khướu này mất
đi sinh cảnh sống rất cao.
Số
2: Mi Langbian – Grey-crowned Crocias
Mi Langbian là một trong những loài
chim đặc hữu tại vùng đất cao nguyên Đà Lạt với danh pháp khoa học là Laniellus
langbianis. Đây cũng là một loài chim mà những người yêu chim và nhiếp ảnh chim
rất muốn lưu lại những bức ảnh của chúng.
Với kích thước cơ thể trung bình 20 đến
22cm, Mi Langbian với lớp lông phần đỉnh đầu và gáy có màu xám tương phản rõ rệt
với viền mắt màu đen nhạt. Lớp lông phủ trên cơ thể chủ yếu màu nâu đỏ kèm với
những sọc, viền màu nâu đen nhạt. Phần đuôi có màu xám nâu nhạt, với màu trắng ở
chóp đuôi. Phần bên dưới cơ thể có lớp lông trắng kèm với các điểm, sọc đen tập
trung chủ yếu hai bên sườn.
Mi Langbian phân bố chủ yếu ở các khu
rừng thường xanh lá rộng và bìa rừng, rừng thứ sinh cây bụi với độ cao 900 đến
2100m. Chúng đã từng được ghi nhận phân bố ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin - Đắk Lắk.
Ngoài ra, Mi Langbian còn được tìm thấy ở khu chim quan trọng Tuyền Lâm, thung
lũng Tà Nung nằm trong Rừng phòng hộ cảnh quan Lâm Viên, tại Khu du lịch Hồ Tuyền
Lâm và trong Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Ban.
Tại mỗi địa điểm phân bố trên, chúng
thường phân bố với quần thể nhỏ và sinh cảnh bị phân mảnh. Tập tính sinh sống của
loài chim này thường sẽ đi theo cặp hay bầy nhỏ từ 5 đến 6 cá thể. Đôi khi sẽ tụ
tập và đi theo cùng bầy với những loài chim khác.
Mi Langbian thường kiếm ăn chủ yếu ở tầng
giữa của tán rừng, trong những tán cây thường xanh lá rộng và rất ít khi bắt gặp
loài chim đặc hữu này kiếm ăn ở cành và tán lá bên ngoài. Khi kiếm ăn, chúng
thường sẽ di chuyển rất nhanh trong tán rừng đôi khi chỉ dừng lại một vài giây.
Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng
như sâu, bướm và các loài động vật không xương sống. Mi Langbian sau khi bắt được
con mồi, chúng thường sẽ dùng chân giữ con mồi vào gốc hay cành cây, sau đó sẽ
dùng mỏ mổ liên tục vào con mồi. Cách làm này giống như chúng đang muốn làm mềm
con mồi của mình ra để giúp cho việc ăn trở nên dễ dàng hơn.
Tiếng hót của loài chim đặc hữu này rất
đặc sắc giống như bạn đang xem trong clip này. Mặt khác, đối với tiếng kêu mang
tính cảnh báo hay kêu gọi bầy đàn thì sẽ có âm rất chói tai và âm điệu cao hơn.
Âm thanh này thường được sử dụng khi chúng đang muốn xua đuổi kẻ thù nào đó ra
khỏi lãnh thổ của mình.
Hiện trạng bảo tồn của Mi Langbian. Là loài đặc hữu hiện nay được xếp hạng EN –
Nguy cấp trong cả Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế giới IUCN.
Số
1. Khướu đầu đen má xám – Collared Laughingthrush
Khướu đầu đen má xám có có danh pháp khoa học Trochalopteron
yersini. Là loài đặc hữu của khu vực cao nguyên Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Với kích thước cơ thể trung bình 26 đến
28 cm. Đặc điểm hình thái rất dễ nhận biết với màu sắc tương đối sặc sỡ. Phần đầu
được phủ bởi lớp lông đen với hai bên má và vùng mắt có màu xám bạc tương phản
rõ ràng với đầu. Lớp lông phủ dưới cơ thể có màu nâu đỏ ở phần ngực và phần bụng.
Bên
cạnh đó, vòng cổ và sau gáy cũng được phủ lớp lông màu nâu đỏ. Lớp lông phủ phần
lông sơ cấp ở cánh có màu đen kèm với lớp lông phủ lớn trên cánh có màu nâu hạt
dẻ. Phần phía trên đuôi với màu xám bạc và trên đuôi có lớp lông màu vàng xanh
ô-liu.
Là loài chim sống ở tầng thấp, chỉ sống
ở rừng thường xanh lá rộng độ cao trên 1500m ở cao nguyên Đà Lạt. Chúng là loài
chim có thể được xem là chỉ thị cho sinh cảnh rừng thường xanh núi thấp.
Khướu đầu đen má xám thường được bắt gặp
tại các khu vực như: Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, núi Langbiang Lâm Đồng và Ban
quản lý rừng phòng hộ Nam Ban là một phần của Khu chim quan trọng Tuyền Lâm, Vườn
quốc gia Chư Yang Sin tỉnh Đak Lăk. Chúng thường sinh sống theo cặp hay bầy nhỏ,
có tập tính lãnh thổ cao. Kiếm ăn trên mặt đất, thức ăn chính chủ yếu là các
loài côn trùng và các loại hạt từ quả cây.
Khướu đầu đen má xám dùng tiếng kêu để
xua đuổi kẻ thù khi xâm nhập vào lãnh thổ của chúng. Những âm thanh xua đuổi kẻ
thù sẽ là những âm thanh rất chói tai và liên tục. Chúng ta có thể dễ dàng nhận
ra chúng bởi tiếng hót giống như một tiếng huýt sáo với âm lớn và khá cao, tăng
dần lặp lại sau mỗi 3 đến 5giây. Đôi lúc sẽ nghe tiếng hót khác như đối đáp lại
với âm thấp hơn.
Vẻ đẹp từ bộ lông kèm với tiếng hót
hay, do đó chúng đang là đối tượng tập trung của nạn săn bắt chim tại Việt Nam.
Hiện nay, số lượng cá thể đang bị giảm sút rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng rất
cao. Bên cạnh bị ảnh hưởng bởi săn bắt thì quần thể Khướu đầu đen má xám đối mặt
với nguy cơ mất môi trường sống vì sinh cảnh sống hiện nay đang bị con người
khai phá làm rẫy và nạn phá rừng.
Khướu đầu đen má xám đã được liệt
trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế giới IUCN Chúng được xếp vào loại EN
– loài nguy cấp.
Khướu đầu đen má xám
Mời các bạn xem video về 9 loài chim đặc hữu của Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét